1. Đề cương nghiên cứu khoa học
Đề cương nghiên cứu chính
là bố cục của công trình khoa học, bao gồm phần mở đầu, các chương, mục và tiểu mục phản ánh
đối tượng và phạm vi nghiên cứu từ đầu đến cuối một cách logic. Nguyên tắc phải
tuân thủ khi xây dựng đề cương là: tên các chương phải phù hợp với tên đề tài,
các mục trong chương phải phù hợp với tên chương và các tiểu mục trong từng mục
phải phù hợp với tên của mục.
Nếu là đề tài khóa luận, sau khi lập được đề cương tổng quát và chi tiết phù hợp với điều kiện
tư liệu, năng lực của bản thân, sinh viên cần gặp người hướng dẫn khoa học để
xin ý kiến tư vấn. Người hướng dẫn có thể gợi ý, đóng góp ý kiến để chỉnh sửa,
bổ sung cho đề cương nhằm đảm bảo tính chuẩn xác của tên đề tài, sự đúng đắn và
đầy đủ của nội dung nghiên cứu, tính hợp lý và logic của bố cục, tính cập nhật
của các thông tin khoa học có liên quan. Trên cơ sở những góp ý đó, tác giả sửa
chữa, hoàn thiện đề cương để tiến hành nghiên cứu công trình khoa học.
2. Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu
2.1. Cấu trúc khóa luận, luận văn
Đối với khóa luận tốt
nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, tuy yêu cầu về mức độ có khác nhau, nhưng
cấu trúc nội dung cơ bản của cả các loại công trình khoa học này tương đối giống
nhau và thống nhất theo quy định của chế đào tạo hiện hành, cụ thể bao gồm các
phần như sau[1]:
Mở đầu: giới thiệu lý do chọn đề tài và mục
đích; Tổng quan tình hình nghiên
cứu (phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong
và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài khóa luận, chỉ ra những vấn đề còn
tồn tại và cần tập trung nghiên cứu, giải quyết); Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu; Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Nội dung, kết quả nghiên
cứu (một hoặc nhiều chương): trình bày cơ sở lý
thuyết, lý luận và giả thuyết khoa học; phương pháp nghiên cứu; kết quả nghiên
cứu và bàn luận.
Kết luận và kiến nghị: trình bày những phát hiện mới, những kết luận rút ra từ kết
quả nghiên cứu; kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo.
Danh mục các công trình
khoa học đã công bố (mục này dành riêng cho luận án tiến sĩ): gồm những công trình khoa học của tác giả có liên quan đến
nội dung đề tài.
Tài liệu tham khảo
Phụ
lục (nếu có).
2.2. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
Thông tư
12/2010/TT-BGDĐT, ngày 29/3/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, cấu trúc
nội dung của đề tài khoa học công nghệ gồm các phần cơ bản như sau[2]:
Mở đầu: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong
và ngoài nước; tính cấp thiết; mục tiêu; cách tiếp cận; phương pháp nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu;
Các chương 1, 2, 3,..: Các kết quả nghiên cứu đạt được (Các kết quả nghiên cứu đạt
được và đánh giá về các kết quả này, bao gồm tính chính xác và tin cậy của kết
quả, ý nghĩa của các kết quả);
Kết luận và kiến nghị: Kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện và kiến nghị
về các lĩnh vực nên ứng dụng hay sử dụng kết quả nghiên cứu; những định hướng
nghiên cứu trong tương lai;
Tài liệu tham khảo (tên tác giả được xếp theo thứ tự abc);
Phụ lục;
3. Cấu trúc của một tiểu luận nghiên cứu khoa học
sinh viên
Từ những quy đinh nêu ở
mục 1 và 2, chúng ta có thể tạm thời rút ra cấu trúc cơ bản của tiểu luận môn
học gồm các mục như sau:
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng và các
từ viết tắt (nếu có)
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài và
mục đích nghiên cứu
2. Tổng quan tình hình
nghiên cứu
3. Mục tiêu và nhiệm vụ
nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu
5. Giả thiết nghiên cứu
Các chương 1, 2, 3,..: Trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận và
giả thuyết khoa học; phương pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu và bàn luận
(Các kết quả nghiên cứu đạt được và đánh giá về các kết quả này, bao gồm tính
chính xác và tin cậy của kết quả, ý nghĩa của các kết quả);
Kết luận và kiến nghị: Kết luận về các nội
dung nghiên cứu đã thực hiện và kiến nghị về các lĩnh vực nên ứng dụng hay sử dụng
kết quả nghiên cứu; những định hướng nghiên cứu trong tương lai.
Tài liệu tham khảo (tên tác giả được
xếp theo thứ tự abc);
Phụ lục;
[1] Cấu trúc này được quy định trong Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT, ngày 15/02/2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi bổ sung Quy chế đào tạo tiến sĩ.
[2] Cấu trúc này dựa theo Thông
tư 12/2010/TT-BGDĐT, ngày 29/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn Anh/Cbij đã góp ý, nhận xét và đánh giá. Chúng tôi sẽ có phản hổi trong thời gian sớm nhất có thể.