Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

GIẢI PHÁP GIẢM GÁNH NẶNG CHI PHÍ HÀNG TỒN KHO CHO DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

ĐỀ CƯƠNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

1.     Tên đề tài:
GIẢI PHÁP GIẢM GÁNH NẶNG CHI PHÍ HÀNG TỒN KHO CHO DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM.
2.     Lý do và mục đích nghiên cứu
Trong tình hình kinh tế xã hội biến động như hiện nay, vấn đề tối thiểu hóa chi phí để gia tăng lợi nhuận luôn là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp hướng đến. Trong kết cấu chi phí của doanh nghiệp, chi phí hàng tồn kho thường chiếm một tỷ trọng khoảng 40%, sự biến động của nó có ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó tác động đến sự biến đổi giá trên thị trường tiêu dùng.
Với ý nghĩa quan trọng đó, mục đích của đề tài là nghiên cứu chi phí hàng tồn kho đồng thời đề ra các giải pháp có tính khả thi để khắc phục những khó khăn trong vấn đề này mà doanh nghiệp đang gặp phải.
3.      Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng mà đề tài hướng đến là chi phí hàng tồn kho trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
4.     Phạm vi/ Giới hạn nghiên cứu:
Phạm vi mà đề tài nghiên cứu là quy trình nhập, xuất kho và quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
5.     Nội dung/ Phương pháp nghiên cứu:
5.1) Nội dung đề tài:
*     CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về hàng tồn kho.
Trên cơ sở  những kiến thức nền tảng đã học và nghiên cứu các lý thuyết, khái niệm, đặc điểm, nội dung, phân loại chi phí, quy trình quản lí hàng tồn kho, đề tài sẽ đi sâu phân tích biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp chế biến thực phẩm  để từ đó rút ra thực trạng và  làm cơ sở cho các kết luận sau này.
*     CHƯƠNG 2:  Thực trạng quản lý hàng tồn kho trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
 Từ những lý luận đã trình bày, đề tài sẽ làm rõ thực trạng, tình hình áp dụng các mô hình quản lý hàng tồn kho ở các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Đồng thời tổng hợp những khó khăn, rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải, từ đó đi sâu vào phân tích, đánh giá để đi đến những giải pháp phù hợp.
*      CHƯƠNG 3: Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện mô hình quản lý, giảm gánh nặng  hàng tồn kho cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
Dựa vào những phân tích và kết quả nghiên cứu của nhóm, chương 3 sẽ đề ra các phương pháp, mô hình kế toán hàng tồn kho nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, tăng tốc độ quay vòng  hàng tồn kho, tối thiểu chi phí lãi vay…
5.2) Phương pháp nghiên cứu:
a.    Phương pháp thu thập số liệu:
Ø Số liệu sơ cấp: Thực hiện khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm để thu thập các số liệu, thông tin liên quan. Phỏng vấn những người trực tiếp làm việc tại các bộ phân liên quan đến quản lý hàng tồn kho, thống kê lại những khó khăn các doanh nghiệp thường gặp.
Ø Số liệu thứ cấp: Tổng hợp các khó khăn doanh nghiệp thường gặp được đề cập đến trên các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó cũng sử dụng tác tài liệu từ tổng cục thống kê, các số liệu trong báo cáo, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
b.   Phương pháp xử lí số liệu:
Ø Tổng hợp, so sánh, phân tích các số liệu thu thập được thông qua phần mềm thống kê để đưa ra các nhận xét phù hợp.
Ø Đánh giá kết quả.
6.     Mục tiêu/ kết quả/ đề xuất giải pháp nghiên cứu:
6.1) Mục tiêu đề tài:
 Trọng tâm của đề tài không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí hàng tồn kho, mà còn thông qua việc áp dụng các giải pháp kế toán có hiệu quả để đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện và cải tiến quy trình nghiệp vụ, giúp cho doanh nghiệp có cách ứng xử phù hợp về quản lý hàng tồn kho trong giai đoạn lạm phát hiện nay.


 6.2) Đề xuất giải pháp:
 Chọn lọc những phương pháp cũ có hiệu quả và áp dụng những phương pháp mới phù hợp được nghiên cứu để giảm gánh nặng hàng tồn kho trong doanh nghiệp.
7.     Vai trò/ tính ứng dụng/hiệu quả kinh tế - xã hội của kết quả nghiên cứu:
 Đề tài sẽ nghiên cứu và đưa ra phương án thiết thực có thể áp dụng trực tiếp và hiệu quả tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở nước ta nhằm đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho doanh nghiệp, cụ thể là giảm được chi phí hàng tồn kho, quay vòng vốn nhanh để gia tăng lợi nhuận.
 Bên cạnh đó nó cũng góp phần giảm giá hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và ổn định được chỉ số giá hàng tiêu dùng thiết yếu trên thị trường trong thời kỳ lạm phát. Đó là một giải pháp không chỉ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp mà còn hữu ích cho tình hình kinh tế vĩ mô trong hiện tại.
8.  Kế hoạch thực hiện tiến độ dự kiến

Tháng


Công việc thực hiện

Kết quả dự kiến

Tiến độ
11/2011
Chỉnh sửa và hoàn tất đề cương theo yêu cầu giảng viên hướng dẫn, TL. NCKHSV và thành viên HĐ xét duyệt cấp Khoa.
Hoàn thiện được đề cương đạt yêu cầu.
 30%
12/2011
Tìm tài liệu, nghiên cứu về cơ sở lý luận khoa học của đề tài
Tổng hợp cơ sở lý luận của đề tài, hoàn thành chương 1: “Cơ sở lý luận”
40%
01/2011
Nghiên cứu kỹ sách báo, tổng hợp thông tin đáng chú ý trên các phương tiện truyền thông.
Tham khảo các đề tài của những người đi trước.
Tập hợp được toàn bộ những rủi ro đã phát hiện được trong quá trình tìm kiếm.
 Xem xét những vấn đề đã giải quyết được và chưa giải quyết được.
50%
02/2012
Khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp thực phẩm, phỏng vấn ý kiến của những người liên quan.
Phân loại xong các loại rủi ro để chuẩn bị cho kế hoạch phân tích trong đợt sau.
60%
3/2012
Phân tích các khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Tìm nguyên nhân tại sao các khó khăn chưa được giải quyết hoặc đã làm nhưng không hiệu quả?
Phân tích xong toàn bộ khó khăn trong quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Hoàn thành chương 2, chuẩn bị tốt cho quá trình tìm giải pháp để giải quyết vấn đề.
70%
4/2012
Xem xét các phương pháp doanh nghiệp đã thực hiện nhưng chưa hiệu quả. Từ những nguyên nhân tìm được, đề ra phương án cải tiến hay hoàn thiện phương pháp đó.
Nghiên cứu các mô hình mới, tiến bộ đã áp dụng tại các nước khác.
Xem xét cách áp dụng vào các doanh nghiệp nước ta. Tìm hiểu khó khăn thuận lợi khi thực hiện.
Đưa ra được những giải pháp hoàn thiện những phương án cũ để đạt hiệu quả tốt hơn.
Đưa ra phương án tối ưu cho việc áp dụng các phương pháp mới vào doanh nghiệp.
85%
05/2012
Đề xuất các giải pháp mới tìm được, xem xét khó khăn thuận lợi khi thực hiện ở doanh nghiệp.
Hoàn tất công trình theo kế hoạch nghiệm thu cấp Khoa.
Đã hoàn thành chương cuối cùng.
Hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
95%
06/2012
Báo cáo nghiệm thu, chỉnh sửa và nộp công trình theo yêu cầu Hội đồng nghiệm thu cấp Khoa.
Hoàn tất việc trình bày và nghiệm thu một đề tài hoàn chỉnh.
100%
07/2012 
Báo cáo cấp trường; Chuẩn bị hồ sơ dự giải các cấp (nếu có)
……………………………………
X
9.           Dự trù kinh phí thực hiện

Diễn giải
Số tiền
1.       
Các chi phí phát sinh trong quá trình khảo sát, đi thực tế để thu thập dữ liệu.
2.000.000
2.       
Chi phí in ấn và các chi phí phát sinh trong việc hoàn chỉnh đề tài.
500.000
Tổng cộng
2.500.000
Bằng chữ: Hai triệu năm trăm ngàn đồng.
Trong đó, đề nghị phía nhà trường hỗ trợ:  Hai triệu đồng.

TP.HCM, ngày 17 tháng 11  năm 20.




Chủ nhiệm đề tài ký xác nhận
(Đã ký)
……   Nguyễn Thị Ngọc Ngà…….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn Anh/Cbij đã góp ý, nhận xét và đánh giá. Chúng tôi sẽ có phản hổi trong thời gian sớm nhất có thể.