Phương
Nguyễn, ĐH Kinh Tế tp.HCM (7/2011)
Khi phối hợp giữa hai phương pháp, nghiên cứu định tính cung cấp thông tin chỉ trên những trường hợp nghiên cứu cụ thể, và bất kỳ những kết luận tổng quát nào rút ra chỉ là các giả thuyết và nghiên cứu định lượng có thể được sử dụng để kiểm tra lại, những giả thuyết kia cái nào là đúng.
1.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phương
pháp định lượng là phương pháp sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu để thu thập dữ
liệu định lượng – thông tin có thể biểu hiện bằng các con số và bất cứ gì có thể
đo lường được. Thống kê, bảng biểu và sơ đồ, thường được sử dụng để trình bày kết
quả của phương pháp này.
Trong
khoa học xã hội, nghiên cứu định lượng chỉ sự điều tra nghiên cứu theo lối kinh
nghiệm có phương pháp của các đặc tính số lượng và các hiện tượng, mối quan hệ
giữa chúng. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng các mô
hình toán học, lý thuyết và/hoặc các giả thuyết gắn liền với hiện tượng. Cách
thức tiến hành đo lường là trung tâm của nghiên cứu định lượng bởi vì nó cung cấp
sự liên kết quan trọng giữa quan sát theo lối kinh nghiệm và biểu thức toán học
của các mối quan hệ theo định lượng.
Nghiên
cứu định lượng sử dụng phương pháp thống kê bắt đầu với việc thu thập dữ liệu,
dựa vào giả thuyết hoặc lý thuyết. Thường một mẫu lớn được thu thập, đòi hỏi phải
xác minh, công nhận có đủ giá trị, và lưu trữ trước khi phân tích có thể thực
hiện. Những quan hệ nguyên nhân được nghiên cứu bằng cách thay đổi hệ thống các
yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng trong khi kiểm soát những biến số còn lại có
liên quan đến kết quả thực nghiệm.
Những
mối quan hệ và những tập hợp theo lối kinh nghiệm cũng thường được nghiên cứu bằng
cách sử dụng một số loại hình thức của mô hình tuyến tính tổng quát, mô hình
phi tuyến, hoặc sử dụng phân tích nhân tố. Một nguyên tắc nền tảng trong nghiên
cứu định lượng là sự tương quan không ám chỉ đến nguyên nhân. Vì luôn có khả
năng một mối quan hệ giả tạo tồn tại đối với các biến khi hiệp phương sai được
tìm thấy ở mức độ nào đó.
2.
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Nghiên
cứu định tính là phương pháp sử dụng các câu hỏi, hướng mục đích vào tập hợp sự
hiểu biết sâu về hành vi con người và lý do chi phối hành vi đó. Phương pháp định
tính thường hướng vào câu hỏi tại sao đưa ra quyết định và đưa ra bằng cách
nào, chứ không chỉ là cái gì, khi nào và ở đâu. Do đó, mẫu nhỏ nhưng tập trung
thì thường cần thiết hơn là mẫu lớn.
Phương
pháp định tính mang lại thông tin tập trung vào những trường hợp nghiên cứu cụ
thể, và bất kỳ kết luận chung nào thì cũng là những thành phần chứ không phải
toàn bộ. Phương pháp định tính có thể sử dụng để tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía
kinh nghiệm cho giả thuyết nghiên cứu.
Cách
tiếp cận định tính có lợi thế là cho phép sự đa dạng hơn trong trả lời cũng như
khả năng đáp ứng với những phát triển hoặc vấn đề mới trong quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính có thể tốn kém chi phí và thời gian, nhiều lĩnh vực nghiên
cứu sử dụng kỹ thuật định tính được phát triển riêng biệt nhằm cung cấp kết quả
cô đọng, hiệu quả về chi phí và thời gian hơn.
3.
Đánh giá hai phương pháp
Trước
tiên, trong nghiên cứu định tính, các trường hợp được lựa chọn có mục đích -
chúng có điển hình cho các tính chất nào đó hoặc vị trí cụ thể nào đó hay
không.
Thứ
hai, vai trò của nhà nghiên cứu định tính nhận nhiều chú ý, phê bình hơn. Đó là
do vấn đề đạo đức, nhà nghiên cứu trong nghiên cứu định tính phải giữ vai trò
trung lập. Do đó họ cần nêu rõ vai trò của mình trong quá trình nghiên cứu và
trong phân tích.
Thứ
ba, trong khi phân tích dữ liệu định tính có thể bằng rất nhiều dạng, khác với
nghiên cứu định lượng ở chỗ nó tập trung vào ngôn ngữ, dấu hiệu và ý nghĩa.
Thêm vào đó, cách tiếp cận nghiên cứu định tính theo cách nhìn toàn cảnh và
theo ngữ cảnh, hơn là thu nhỏ và tách biệt. Nhiều phương pháp định tính yêu cầu
nhà nghiên cứu mã hóa dữ liệu cẩn thận, phân biệt và lưu trữ hồ sơ một cách nhất
quán và đáng tin cậy.
Thứ
tư, nghiên cứu định tính cung cấp thông tin chỉ trên những trường hợp nghiên cứu
cụ thể, và bất kỳ những kết luận tổng quát nào rút ra chỉ là các giả thuyết.
Nghiên cứu định lượng có thể được sử dụng để kiểm tra lại, những giả thuyết kia
cái nào là đúng.
Cuối
cùng, nghiên cứu định tính thường được sử dụng cho nghiên cứu đánh giá chính
sách và chương trình bởi nó có thể trả lời những câu hỏi quan trọng hiệu quả
hơn cách tiếp cận định lượng. Đặc biệt cho trường hợp tìm hiểu bằng cách nào và
tại tao kết quả nào đó lại đạt được (không chỉ cái gì đạt được), cũng tìm hiểu
những câu hỏi quan trọng liên quan đến sự thích hợp, các ảnh hưởng không chủ định
hoặc tác động của chương trình như: liệu những kỳ vọng có là hợp lý? Quy trình
hoạt động có như dự kiến? Những người tham gia chủ chốt có khả năng thực hiện
nhiệm vụ của họ? Chương trình có gây ra những tác động ngoài dự kiến?
4.
Nghiên cứu hỗn hợp
Những
người ủng hộ phương pháp định lượng cho rằng chỉ có cách sử dụng những phương
pháp này mới có thể làm cho khoa học xã hội trở thành khoa học chân chính; những
người ủng hộ phương pháp định tính thì cho rằng phương pháp định lượng có xu hướng
làm mờ đi thực tế của hiện tượng xã hội thông qua nghiên cứu bởi vì họ đánh giá
thấp hoặc không chú ý đến những yếu tố không đo lường được, các yếu tố này có
thể là quan trọng nhất. Xu hướng hiện đại (và trong thực tế xu hướng chủ đạo
trong lịch sử khoa học xã hội) là sử dụng những cách tiếp cận triết chung.
Phương pháp định lượng có thể được sử dụng với khung định tính. Phương pháp định
tính có thể được sử dụng để hiểu về ý nghĩa của các con số phát sinh từ phương
pháp định lượng. Sử dụng phương pháp định lượng, có thể đưa ra công thức chính
xác và có thể kiểm tra được đối với những ý kiến định tính. Sự kết hợp dữ liệu
định tính và định lượng này thường được ám chỉ là phương phướng nghiên cứu hỗn
hợp.
Phương
pháp nghiên cứu định tính xen lẫn định lượng được Đặng Phong sử dụng cho tác phẩm
“Tư duy Kinh tế Việt Nam 1975 – 1989”.
Ví
dụ 1: Để chứng minh nhận định “Ngay từ năm 1977, đặc biệt là năm 1978,
hàng loạt các sự kiện quốc tế, rồi thiên tai, địch họa… đã làm đảo lộn rất nhiều
những dự kiến ban đầu của kế hoạch”, Đặng Phong đã sử dụng cách mô tả thực tế
tình hình kinh tế những năm 1979-1980 với các sự kiện
Chiến
tranh biên giới Tây Nam
Hai
trận lũ lớn ở đồng bằng Nam Bộ
Đầu
vào từ các nước xã hôi chủ nghĩa giảm sút đột ngột
Và
dùng số liệu khối lượng nhập khẩu 1976-1980 bằng hiện vật, GDP 1977-1980, tổng
sản phẩm trong nước 1975-1985, tranh ảnh biếm họa, số liệu từ các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, thủy sản… để minh họa mức độ của các sự kiện đã ảnh hưởng
đến kinh tế - xã hội thời kỳ đó như thế nào.
Thêm
vào đó, phương pháp định tính thường hướng vào câu hỏi tại sao đưa ra quyết định
và đưa ra bằng cách nào, chứ không chỉ là cái gì, khi nào và ở đâu, nghĩa là hiểu
biết sâu về hành vi con người và lý do chi phối hành vi đó.
Ví
dụ 2: Với nhận định “cả phong cách sống, làm việc và tư duy của Lê Duẩn đã
in dấu ấn đậm nét lên đường lối kinh tế, chính sách kinh tế và thực tiễn kinh tế
của Việt Nam trong suốt một phần tư thế kỷ”, Đặng Phong đã:
Hỏi
người trong gia đình về thuở thiếu thời, Lê Duẩn như thế nào.
Trong
những năm tù ở Côn Đảo, ông đã thể hiện như một nhà lãnh tụ về tư tưởng ra sao
thông qua lời kể của các bạn tù (Trần Văn Giàu, Bùi Công Trừng).
Thời
kỳ kháng chiến, các quyết định nào của ông thể hiện phong cách tư duy độc lập,
sáng tạo.
….
Nghĩa
là ở từng giai đoạn, tác giả Đặng Phong đã liệt kê, tìm hiểu sự kiện và phỏng vấn
những người có liên quan tới nhận định trên về Lê Duẩn với tiêu chí lựa chọn có
mục đích – chọn các sự kiện và nhân vật điển hình để chứng minh nhận định trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn Anh/Cbij đã góp ý, nhận xét và đánh giá. Chúng tôi sẽ có phản hổi trong thời gian sớm nhất có thể.